TUESDAY, JUNE 30, 2009
Cuộc Hành Trình Vượt Biên Từ Sàigòn Đến Thái Lan - 8 (Kết cuộc)
Phần 8: Trại Tị Nạn Non Samet
Trần Chí Thành
Chúng tôi ở trại này trong sự băn khoăn chờ đợi vì không biết số phận mình sẽ được định đoạt như thế nào. Trong lúc ấy, nhóm lính Para ở trại này vẫn lại tiếp tục lục xét. Cái trò lục xét và bắt nạn nhân cởi quần áo và chổng mông cho họ móc trong hậu môn đã làm cho chúng tôi chán ghét và cảm thấy tủi nhục thêm vì thấy thân phận mình còn thua một con chó. Họ muốn hành hung và hạ nhục mình lúc nào cũng được.
Trong thời gian này, tôi lân la bắt chuyện với một người lính Para và được biết trại này chỉ cách ranh giới Thái Lan có mười cây số. Tôi nghĩ thầm:
-Nếu đi mười cây số thì chỉ mất có hai tiếng đồng hồ là cùng. Mình phải đi thôi, nếu không thì cứ phải chịu đựng cái cảnh chờ đợi mỏi mòn và chịu nhục vì bị họ lục soát mãi.
Tôi bèn bàn luận với ba người bạn và rủ họ cùng trốn qua đất Thái Lan. Nhưng ba người bạn tôi lắc đầu từ chối nên tôi phải trốn đi một mình với hai bàn tay trắng. Tôi nhắm hướng theo lời chỉ dẫn của tên lính Miên để đến Thái Lan.
Khoảng hai tiếng đồng hồ sau, khi đã vào trong một cánh rừng nọ, thình lình tôi gặp một nhóm lính khác, mặc sắc phục khác hẳn nhóm lính Miên ở đây. Có lẽ họ là lính Thủy Quân Lục Chiến của Thái Lan vì họ mặc quần áo rằn ri, có nón sắt và đi xe thiết giáp.
Tôi sung sướng qúa vì giây phút chờ đợi từ lâu nay đã đến. Tôi mừng rỡ chạy lại phía họ vì nghĩ rằng họ sẽ đón tiếp tôi vì tôi là người tị nạn Cộng Sản để tìm tự do. Nhưng hỡi ơi! Năm người lính Thái, với vẻ mặt hung dữ đã chiả súng vào tôi và ra lệnh cho tôi đứng yên để họ lục xét.
Có lẽ họ ngỡ tôi là dân Miên, muốn vượt biên giới để trốn qua Thái, nên họ ra lệnh cho tôi hãy trở về phiá biên giới Cambodia. Thất vọng qúa nên tôi rút giấy tờ tùy thân mà tôi vẫn giữ ở trong bóp ra để chứng minh thân thế của tôi là người Việt nam đi tị nạn Cộng Sản.
Cuối cùng, viên xếp của lính Thái lắc đầu và tiếp tục đuổi tôi về lại biên giới. Tôi đau đớn và bàng hoàng vì đã phải trải qua mười lăm ngày đường vất vả hiểm nguy, đã bỏ tất cả sự nghiệp, xa lìa cha mẹ anh em, hy sinh chính mạng sống mình để đi tìm tự do. Không ngờ khi đã đến bến bờ tự do, tôi lại bị bạc đãi và bị đuổi một cách nhục nhã. Nhưng nếu không trở về thì làm sao đây? Mà nếu liều vượt biên giới thì lính cũng sẽ bắn chết.
Thành ra, tôi buồn tủi, đau đớn, chua xót và ngậm ngùi mà phải trở lui, đi ngược về phía làng Para. Về lại chốn cũ trong mệt mỏi rã rời, tôi gặp lại ba người bạn đồng hành. May mắn là bọn lính Para không hề hay biết gì về cuộc đào thoát tới Thái của tôi. Nếu họ biết thì chết. Họ có thể hành quyết tôi ngay mà không suy nghĩ.
Thế rồi chúng tôi đành sống tiếp tục ở trại Non Samet cho đến hôm sau, vào ngày 4 tháng 5, 1980, thì một chiếc xe của hội HTTQT đến trại. Có một người Âu Châu đứng tuổi đến để lãnh dân tị nạn đến trại tị nạn.
Sau đó, chúng tôi được kêu lên phòng làm việc của viên Para chỉ huy để làm thủ tục giấy tờ, rời nơi đó mà đến trại tị nạn. Tại văn phòng của viên chỉ huy Para, tôi gặp một tốp người Việt Nam ở đó. Nhóm này gần mười người, gồm các gia đình khác nhau. Họ dường như vất vả và cực khổ hơn chúng tôi nhiều.
Chúng tôi là bốn thanh niên nên chỉ bị khám xét, lột lấy vàng bạc. Tuy tinh thần chúng tôi mệt mỏi, nhưng chúng tôi vẫn còn lành lặn. Nhóm người tị nạn Việt kia thì tội nghiệp hơn. Có ba người đàn ông trong nhóm thì một người da bị cháy nám, một ông già hơn thì không còn đi được nhưng chỉ lết mà thôi. Ba người phụ nữ trong nhóm thì da mặt đều cháy nám đen, vẻ mặt mệt mỏi và hằn đầy nét tủi nhục.
Theo lời những người đàn ông kể lại thì ba người phụ nữ này khi ở tiền đồn Para đã bị bọn lính Para làm nhục rất nhiều lần. Họ bị hãm hiếp tập thể và còn bị chúng hành hạ đớn đau. Tôi nghe mà chỉ biết đau đớn, ngậm ngùi và thương xót cho họ chứ còn biết làm gì hơn?
Trong đám người đến sau này, tôi thấy ông già bị liệt chân vì cuộc đi bộ triền miên, cứ ngồi tỉ tê khóc mãi. Tiếng khóc thổn thức làm cho người nghe phải cảm thương và xót xa cho thân phận ông. Khi hỏi ra thì mới rõ rằng ông ta đi với một con trai nhỏ và một con gái. Nhưng khi ông ta đến nơi thì chỉ còn hai cha con, còn con trai nhỏ của ông đã bị thất lạc, có thể đã bỏ xác trong rừng rồi.
Cạnh đó là một gia đình khác gồm người mẹ trên bốn mươi tuổi đi cùng ba con nhỏ. Bà L. này đến nơi thì gửi thư về Việt Nam cho chồng và hai con còn lại để họ đi sau. Vài tuần lễ sau, chỉ có hai con của bà được hội HTTQT đem vào trại ti nạn. Còn chồng bà L. thì biệt tin tức, chắc chắn ông ta đã bị giết chết hay bỏ xác trong rừng biên giới rồi. Thật đau khổ khi người cha thì mất tích, còn hai người con bơ vơ đến được trại tị nạn gặp lại mẹ.
Còn nhiều trường hợp như hoàn cảnh của anh L., anh đến bến bờ tự do cùng với đứa con ba tuổi. Còn vợ và đứa con một tuổi của anh đã bị lính Cộng Sản bắn chết ở Battambang, trên con đường vượt thoát.
Kết cuộc
Ngày 4 tháng 5, năm 1980, lúc 4:15 giờ chiều, sau mười lăm ngày dài cực khổ và hiểm nguy, chúng tôi đã được hội HTTQT đón và đưa về trại tị nạn NW 9. thoát nạn khỏi bàn tay của lính Para, một nhóm người chuyên sống bằng luật rừng xanh.
Sau khi ở trại NW 9, tôi được tới trại Pananikhom, rồi qua trại Bataan trước khi định cư ở Mỹ quốc.
Trần Chí Thành
Trần Chí Thành
Chúng tôi ở trại này trong sự băn khoăn chờ đợi vì không biết số phận mình sẽ được định đoạt như thế nào. Trong lúc ấy, nhóm lính Para ở trại này vẫn lại tiếp tục lục xét. Cái trò lục xét và bắt nạn nhân cởi quần áo và chổng mông cho họ móc trong hậu môn đã làm cho chúng tôi chán ghét và cảm thấy tủi nhục thêm vì thấy thân phận mình còn thua một con chó. Họ muốn hành hung và hạ nhục mình lúc nào cũng được.
Trong thời gian này, tôi lân la bắt chuyện với một người lính Para và được biết trại này chỉ cách ranh giới Thái Lan có mười cây số. Tôi nghĩ thầm:
-Nếu đi mười cây số thì chỉ mất có hai tiếng đồng hồ là cùng. Mình phải đi thôi, nếu không thì cứ phải chịu đựng cái cảnh chờ đợi mỏi mòn và chịu nhục vì bị họ lục soát mãi.
Tôi bèn bàn luận với ba người bạn và rủ họ cùng trốn qua đất Thái Lan. Nhưng ba người bạn tôi lắc đầu từ chối nên tôi phải trốn đi một mình với hai bàn tay trắng. Tôi nhắm hướng theo lời chỉ dẫn của tên lính Miên để đến Thái Lan.
Khoảng hai tiếng đồng hồ sau, khi đã vào trong một cánh rừng nọ, thình lình tôi gặp một nhóm lính khác, mặc sắc phục khác hẳn nhóm lính Miên ở đây. Có lẽ họ là lính Thủy Quân Lục Chiến của Thái Lan vì họ mặc quần áo rằn ri, có nón sắt và đi xe thiết giáp.
Tôi sung sướng qúa vì giây phút chờ đợi từ lâu nay đã đến. Tôi mừng rỡ chạy lại phía họ vì nghĩ rằng họ sẽ đón tiếp tôi vì tôi là người tị nạn Cộng Sản để tìm tự do. Nhưng hỡi ơi! Năm người lính Thái, với vẻ mặt hung dữ đã chiả súng vào tôi và ra lệnh cho tôi đứng yên để họ lục xét.
Có lẽ họ ngỡ tôi là dân Miên, muốn vượt biên giới để trốn qua Thái, nên họ ra lệnh cho tôi hãy trở về phiá biên giới Cambodia. Thất vọng qúa nên tôi rút giấy tờ tùy thân mà tôi vẫn giữ ở trong bóp ra để chứng minh thân thế của tôi là người Việt nam đi tị nạn Cộng Sản.
Cuối cùng, viên xếp của lính Thái lắc đầu và tiếp tục đuổi tôi về lại biên giới. Tôi đau đớn và bàng hoàng vì đã phải trải qua mười lăm ngày đường vất vả hiểm nguy, đã bỏ tất cả sự nghiệp, xa lìa cha mẹ anh em, hy sinh chính mạng sống mình để đi tìm tự do. Không ngờ khi đã đến bến bờ tự do, tôi lại bị bạc đãi và bị đuổi một cách nhục nhã. Nhưng nếu không trở về thì làm sao đây? Mà nếu liều vượt biên giới thì lính cũng sẽ bắn chết.
Thành ra, tôi buồn tủi, đau đớn, chua xót và ngậm ngùi mà phải trở lui, đi ngược về phía làng Para. Về lại chốn cũ trong mệt mỏi rã rời, tôi gặp lại ba người bạn đồng hành. May mắn là bọn lính Para không hề hay biết gì về cuộc đào thoát tới Thái của tôi. Nếu họ biết thì chết. Họ có thể hành quyết tôi ngay mà không suy nghĩ.
Thế rồi chúng tôi đành sống tiếp tục ở trại Non Samet cho đến hôm sau, vào ngày 4 tháng 5, 1980, thì một chiếc xe của hội HTTQT đến trại. Có một người Âu Châu đứng tuổi đến để lãnh dân tị nạn đến trại tị nạn.
Sau đó, chúng tôi được kêu lên phòng làm việc của viên Para chỉ huy để làm thủ tục giấy tờ, rời nơi đó mà đến trại tị nạn. Tại văn phòng của viên chỉ huy Para, tôi gặp một tốp người Việt Nam ở đó. Nhóm này gần mười người, gồm các gia đình khác nhau. Họ dường như vất vả và cực khổ hơn chúng tôi nhiều.
Chúng tôi là bốn thanh niên nên chỉ bị khám xét, lột lấy vàng bạc. Tuy tinh thần chúng tôi mệt mỏi, nhưng chúng tôi vẫn còn lành lặn. Nhóm người tị nạn Việt kia thì tội nghiệp hơn. Có ba người đàn ông trong nhóm thì một người da bị cháy nám, một ông già hơn thì không còn đi được nhưng chỉ lết mà thôi. Ba người phụ nữ trong nhóm thì da mặt đều cháy nám đen, vẻ mặt mệt mỏi và hằn đầy nét tủi nhục.
Theo lời những người đàn ông kể lại thì ba người phụ nữ này khi ở tiền đồn Para đã bị bọn lính Para làm nhục rất nhiều lần. Họ bị hãm hiếp tập thể và còn bị chúng hành hạ đớn đau. Tôi nghe mà chỉ biết đau đớn, ngậm ngùi và thương xót cho họ chứ còn biết làm gì hơn?
Trong đám người đến sau này, tôi thấy ông già bị liệt chân vì cuộc đi bộ triền miên, cứ ngồi tỉ tê khóc mãi. Tiếng khóc thổn thức làm cho người nghe phải cảm thương và xót xa cho thân phận ông. Khi hỏi ra thì mới rõ rằng ông ta đi với một con trai nhỏ và một con gái. Nhưng khi ông ta đến nơi thì chỉ còn hai cha con, còn con trai nhỏ của ông đã bị thất lạc, có thể đã bỏ xác trong rừng rồi.
Cạnh đó là một gia đình khác gồm người mẹ trên bốn mươi tuổi đi cùng ba con nhỏ. Bà L. này đến nơi thì gửi thư về Việt Nam cho chồng và hai con còn lại để họ đi sau. Vài tuần lễ sau, chỉ có hai con của bà được hội HTTQT đem vào trại ti nạn. Còn chồng bà L. thì biệt tin tức, chắc chắn ông ta đã bị giết chết hay bỏ xác trong rừng biên giới rồi. Thật đau khổ khi người cha thì mất tích, còn hai người con bơ vơ đến được trại tị nạn gặp lại mẹ.
Còn nhiều trường hợp như hoàn cảnh của anh L., anh đến bến bờ tự do cùng với đứa con ba tuổi. Còn vợ và đứa con một tuổi của anh đã bị lính Cộng Sản bắn chết ở Battambang, trên con đường vượt thoát.
Kết cuộc
Ngày 4 tháng 5, năm 1980, lúc 4:15 giờ chiều, sau mười lăm ngày dài cực khổ và hiểm nguy, chúng tôi đã được hội HTTQT đón và đưa về trại tị nạn NW 9. thoát nạn khỏi bàn tay của lính Para, một nhóm người chuyên sống bằng luật rừng xanh.
Sau khi ở trại NW 9, tôi được tới trại Pananikhom, rồi qua trại Bataan trước khi định cư ở Mỹ quốc.
Trần Chí Thành
No comments:
Post a Comment